KHÁM PHÁ PROJECT LAVINA - TIỀN THÂN CỦA CHAOS VANTAGE

Project Lavina đã thay đổi cuộc chơi của các “nghệ sĩ 3D” như thế nào? Bài blog này đã được BOC tổng hợp và biên soạn lại để giúp các bạn có cái nhìn sâu hơn về Chaos Vantage nha!

Khoảng 10 năm trước, khi công nghệ bùng nổ và mang V-Ray GPU đến với chúng ta, nó đã trở thành trình kết xuất (render) với đầy đủ tính năng và được các nhà thiết kế cực kỳ ưa chuộng. Dù vậy, chúng ta vẫn không thể dựa hoàn toàn vào một công cụ render để có mọi thứ như mong muốn – tốc độ và chất lượng khó có thể đồng hành với nhau. Đây là lúc Project Lavina ra đời, cho phép các hoạ sĩ 3D tự do trải nghiệm cảnh quan xung quanh mà không bị giới hạn về thời gian hay chất lượng. Lavina lần đầu ra mắt vào năm 2018, qua giai đoạn các bản thử nghiệm, chính thức đổi tên thành Chaos Vantage vào năm 2020.

Lavina là phần mềm chỉ tập trung duy nhất vào thời gian thực (real-time), cho phép V-Ray GPU tập trung render nhanh hơn và có tính tương tác cao hơn. Thời điểm CONSTRUCT vừa ra mắt, Kevin Margo vẫn còn đang diễn hoạ các nhân vật ở tốc độ 24 khung hình/giây với bộ phần cứng trị giá hơn $ 250.000 chạy ù ù kế bên. Ngày nay, ổng chỉ cần sử dụng Lavina là đã có thể đạt được khả năng theo dõi tia đầy đủ với độ trung thực thậm chí còn cao hơn chỉ với một chiếc RTX trị giá khoảng $1.000. Các dữ liệu gốc lúc này sẽ được Lavina xử lý theo thời gian thực (real-time), và nó sẽ sớm trở thành một phần quan trọng trong các thao tác Render của ngành diễn hoạ 3D.

“Tính năng dò tia theo thời gian thực cho phép chúng ta tự do khám phá vô cùng trơn tru, và trải nghiệm cái cảm giác như một tác phẩm điện ảnh người thật” – Kevin Margo, CONSTRUCT

Video trên đây là các ảnh chụp của một trong số các bản demo đang được trình bày bằng cách sử dụng vrscenes tiêu chuẩn xuất từ 3ds Max và Maya. Lúc này, Lavina chạy trên máy trạm Lenovo ThinkStation P920 với chỉ duy nhất một card Quadro RTX 6000 cho GPU của nó. Mọi thứ mà chúng ta thấy hoàn toàn là tia dò được chạy ở tốc độ khung thời gian thực với độ phân giải HD. Vật liệu và ánh sáng được chuyển đổi trực tiếp từ vrscene, và ở đây họ đang tạo ra một làn sóng chiếu sáng toàn cầu. Chúng ta còn có thể thấy được tốc độ của nó nhanh như thế nào so với việc xử lý cả kích thước cảnh khá là lớn nữa.

Lavina còn có một tính năng đáng kể nữa là tốc độ dò tia bị ảnh hưởng vô cùng ít cho dù kích thước của ảnh có lớn hơn. Mỗi cái cây trong video có từ 2 đến 4 triệu hình tam giác, tổng cộng hơn 20 cây khác nhau, tạo nên khoảng 100 triệu hình tam giác trên khắp địa hình đó. Khắp khu rừng có hơn 80.000 trường hợp tương tự, tạo ra đến hơn 300 tỷ hình tam giác. Điều này có nghĩa là Lavina có khả năng xử lý rất rất nhiều hình học để có thể hỗ trợ các cảnh kích thước lớn hơn khi chạy hết công suất và sử dụng RAM nhưng vẫn duy trì tốc độ nhanh không đổi.

Sản phẩm của học viên khoá Chaos V-Ray được diễn thành
Animation bằng Project Lavina của team Boc Academy

Về mặt kỹ thuật, Vantage thích hợp gần như tuyệt đối với quy trình làm việc ở Brick. Nhờ nó mà chúng tôi cho chạy các cảnh vô cùng trơn tru. Chỉ cần thả các tệp vào là chúng tôi có thể khám phá chúng một cách trực quan mà không cần chuẩn bị gì nhiều trước đó.” – Attila Cselovszk, Brick Visual

Lavina lúc này được biết đến dưới cái tên Chaos Vantage bản beta, và Brick Visual vinh dự trở thành một trong những công ty đầu tiên thử nghiệm và đồng hành từ giai đoạn đầu của nó. Theo ông Attila, việc tăng tốc thời gian render chính là bước nhảy vọt của nền công nghiệp diễn hoạ, bởi vì thời gian chờ quá lâu sẽ làm gián đoạn công việc sáng tạo giữa các bên cũng như làm mất hứng sáng tạo của người thiết kế. Vì vậy, ông tin rằng Vantage hiện diện cho giải pháp của vấn đề trên.

Tại Brick, mọi người sử dụng Vantage như một công cụ để sản xuất hình ảnh bản nâng cấp. Các dữ liệu được thả vào Vantage để tuỳ chỉnh các tỉ lệ khung hình, thiết lập ánh sáng và bố cục. Sau đó, dùng nó để làm tham khảo cho đối tác và khách hàng để tiếp tục việc xác định cảnh bên 3ds Max. Đặc biệt, Vantage còn hỗ trợ ông Attila ở các khâu hậu kỳ nhờ vào chất lượng đỉnh cao của nó. Dưới đây là video so sánh của Brick giữa Vantage và V-Ray:

Tham khảo và lược dịch:
Miller, P. (2018), Ray-traced Rendering Accelerates to Real-time with Project Lavina. Trích từ https://www.chaos.com/blog/ray-traced-tendering-accelerates-to-real-time-with-project-lavina
Clee, L. (2018), Four-years, 210 all-CG shots. The file that changes VFX workflows. Trích từ https://www.chaos.com/blog/four-years-210-all-cg-shots-the-film-that-changed-vfx-workflows
Cselovszki, A. (2020), Brick Visual puts Chaos Vantage to the test. Trích từ https://www.chaos.com/blog/brick-visual-puts-project-lavina-to-the-test

Nội dung đào tạo Chaos Vantage (Basic level)