LUMEN & WATT

Lumen là gì?
Watt là gì?
Điểm khác biệt giữa cả 2?
Cách sử dụng chúng?

Lumen là gì? Watt là gì? Tại sao nó quan trọng trong chiếu sáng?

Hầu như chúng ta thường quan tâm đến chỉ số watt hay nó thường được nhắc đến nhiều hơn là lumen khi bạn có ý định mua 1 bóng đèn led. Vậy lumen hay watt, cái nào chúng ta nên quan tâm hơn. Chúng giải thích cho chúng ta điều gì? Hãy cùng LED Hoàng Gia tìm hiểu 2 đại lượng trong chiếu sáng này nhé.

Trước hết chúng ta cần hiểu chúng có ý nghĩa như thế nào?

 

Lumen là gì?

Lumen (kí hiệu lm) là đơn vị có nguồn gốc SI của quang thông, một thước đo tổng số lượng của ánh sáng nhìn thấy được phát ra bởi một nguồn, theo Wikipedia. Nhưng bạn hãy nghĩ nó theo một khái niệm mới đơn giản hơn đó là “sản lượng ánh sáng” tức là ánh sáng chúng ta nhận được (ví dụ nó giống như sản lượng lương thực chẳng hạn). Nếu chỉ số lumen càng cao thì đèn càng sáng tốt.

Watt là gì?

Watt (kí hiệu là w) hay còn gọi là oát là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên của James Watt. Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt. 1 Watt là sự thay đổi của năng lượng 1 Joule trong 1 giây, theo Wikipedia. Hiểu một cách đơn giản, Watt là đơn vị đo công suất cho biết mức điện năng tiêu thụ trong 1 khoảng thời gian nhất định là bao nhiêu.

Sự khác nhau giữa lumen và watt?

Nếu sử dụng watt để lựa chọn so sánh giữa các bóng đèn sợi đốt là điều quan tâm trước đây. Khi mà bóng đèn sợi đốt tạo ra ánh sáng bằng cách đốt cháy sợi dây tóc bóng đèn, tuy nhiên chỉ khoảng 5% điện năng được biến thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt. Như vậy để đạt được sản lượng ánh sáng mong muốn chúng ta cần nhiều watt hơn. . Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển bùng nổ của công nghệ chiếu sáng đặc biệt đèn led. Chúng có cùng mức công suất tiêu thụ bằng với 1 bóng đèn sợ đốt nhưng lại cung cấp sản lượng ánh sáng (lumen) khác nhau. Do đó đại lượng watt không còn phù hợp với hiện nay. Mà thay vào đó là chỉ số lumen cho biết sản lượng ánh sáng của bóng đèn là bao nhiêu?.

Lumen và watt là 2 đơn vị có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Một ví dụ dễ hiểu đó là 1 bóng đèn led được in lên vỏ hộp với 80lm/w điều này cho biết sản lượng ánh sáng được tạo ra trên mỗi watt năng lượng tiêu thụ. Chúng ta xem xét giữa 2 bóng đèn led ở đây mình đánh dấu là A, B

Đèn led A: 3500lm / 23W = 152lm / W và đèn Đèn led B 3600lm / 45W = 80lm / W. Nhìn vào chỉ số này ta có thể biết được đèn led B cho sản lượng ánh sáng kém hơn rất nhiều so với đèn led A bởi vì đèn led B có công suất lớn hơn rất nhiều nhưng lại chỉ sản sinh ra sản lượng ánh sáng bằng với đèn led A khi mà chúng có công suất thấp hơn nhiều. Đây cũng là lưu ý quan trọng để bạn lựa chọn mua đèn led phù hợp.

→ Như vậy khi mua bóng đèn led, chúng ta nên nhìn vào chỉ số này đầu tiên.

Thông số của một số loại đèn bán trên thị trường - Các bạn sẽ thấy các chỉ số W-Lm-CRI luôn được ghi rõ để người thiết kế có thể hình dung được hiểu quả chiếu sáng của loại đèn đó.

Chúng ta cần bao nhiêu lumen cho căn phòng tiêu chuẩn?

Thật đáng tiếc là không có câu trả lời chắc chắn cho việc này. Bời vì căn phòng của bạn cần bao nhiêu lumen nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm như: kích thước, hình dạng phòng, chiều cao trần nhà, loại đèn, nội thất, chức năng phòng và nhu cầu của người sử dụng.

Tuy nhiên chúng ta vẫn có 1 hướng dẫn cơ bản để bạn có thể lựa chọn lumen cần thiết cho các căn phòng tiêu chuẩn được thể hiện bên dưới. Tất nhiên có thể bạn sẽ phải bổ sung thêm số lumen hoặc giảm bớt tùy vào nhu cầu sử dụng của mình.

HÌnh sưu tầm từ internet
HÌnh sưu tầm từ internet

Làm thế nào để tính số bóng đèn led cần lắp cho một căn phòng?

Muốn tính số bóng đèn led chúng ta cần biết căn phòng lắp đặt có diện tích bao nhiêu và nhu cầu sử dụng là gì? Nhu cầu sử dụng của mỗi căn phòng là khác nhau do đó nội thất bên trong căn phòng đó cũng khác nhau vì vậy việc tính số bóng đèn để lắp đặt là không giống nhau cho dù những căn phòng có cùng diện tích.

Để tiện cho việc tính toán cho từng căn phòng khác nhau các kỹ sư đã nghĩ ra một ý tưởng là lấy 1 bóng đèn tiêu chuẩn có độ sáng 1000 lumen, rồi đo độ sáng tại vị trí cách đèn 0,3m. Độ sáng lý tưởng sẽ được đo bằng mấy lần kết quả trên.

Thật may mắn là các nhà sản xuất đã tính sẵn độ sáng lý tưởng cho chúng ta như sau:

– Phòng bếp nói chung: 30-40 lần
– Chậu rửa & khu vực nấu nướng trong phòng bếp: 70-80 lần
– Phòng khách: 10-20 lần
– Phòng ăn: 30-40 lần
– Phòng ngủ: 10-20 lần
– Hành lang: 5-10 lần
– Phòng tắm: 70-80 lần

Bây giờ các bạn chỉ cần áp dụng công thức sau: Độ sáng cần có (lm) = Diện tích phòng ÷ 0,3 x Độ sáng lý tưởng

Ví dụ: Để tính độ sáng cần có của phòng khách có độ sáng lý tưởng 10 – 20 và có diện tích khoảng 30. Theo công thức trên thì độ sáng cần có rơi vào 1000 – 2000 lumen.

Để tính số bóng đèn cần lắp thì ta chỉ cần lấy kết quả trên chia cho độ sáng của loại đèn cần mua. Như vậy chúng ta sẽ không phải lo bị thừa hoặc thiếu bóng đèn cần lắp rồi.

Tuy nhiên công thức trên không phải lúc nào cũng đúng do nội thất không gian khác nhau nếu căn phòng được sử dụng nhều đồ gỗ màu tối hay lắp sàn gỗ thì độ sáng lý tưởng chúng ta nên tăng lên để đủ ánh sáng tốt nhất cho căn phòng.

Như vậy chúng ta đã biết cách tính để có thể hiểu biết được và có thể tự tay thiết kế hệ thống chiếu sáng cho nhà mình rồi nhé.

Còn tiếp.

nguồn: https://www.ledhg.com.vn/

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin